5 min read

Sự thật không đủ

“Facebook như 'mafia toàn cầu’. Cuộc đối đầu giữa Facebook và Australia cho thấy Mark Zuckerberg nghĩ mình không chỉ đứng trên pháp luật, mà còn đủ mạnh để bẻ cong luật theo ý muốn. Facebook và Australia đang đối đầu, dù quốc hội Australia chưa thông qua dự luật Đàm phán Truyền thông Tin tức, trong đó yêu cầu Google và Facebook phải trả tiền cho các cơ quan báo chí Australia khi tin tức được chia sẻ trên các nền tảng công nghệ này.” - VnExpress 19/2/2021 [Link]

Vào những năm ấy, hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn quyền điều hành. Thương nghiệp tư nhân bị loại bỏ. “Ngăn sông cấm chợ” cản trở việc mua bán trên thị trường và cản trở vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Nhà nước có độc quyền phân phối hàng hóa. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong những năm này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định số lượng và mặt hàng được phép mua [Wiki] Thủ tướng và đội ngũ tư vấn kinh tế quốc gia giới thiệu các chính sách cải cách nền kinh tế và tiến hành thực thi từ năm 1986.

Năm 1991, đất nước và chính phủ ấy sụp đổ. Liên Xô biến mất. Câu chuyện trên thoạt nghe tưởng thời kỳ bao cấp của Việt Nam ta trước năm 1986. Cùng thử thách. Cùng giai thoại. Cùng giải pháp. Chỉ khác ở chỗ, chính sách cải cách ở Liên Xa dẫn đến căng thẳng gay gắt nội bộ và khủng hoảng trong mọi mặt đời sống xã hội, và cuối cùng là sự sụp đổ. Còn ở Việt Nam, 1986 là khởi đầu của thời kỳ hưng thịnh về kinh tế đến năm 2021 vẫn còn đang tiếp diễn. Phải chăng là sự may mắn?

Việc Facebook chặn các trang tin tức ở Úc trong một nốt nhạc đang dẫn đến làn sóng chống đối mạng xã hội này ở khắp nơi trên thế giới từ cả chính trị gia cho đến người dân các nước. Facebook bị tố lạm quyền, ngạo mạn và vi phạm quyền tự do ngôn luận thiêng liêng. Không kể việc Facebook đúng hay sai thì vấn đề đầu tiên là Facebook đang thất bại trong việc thực thi chính sách này khi để xảy ra quá nhiều làn sóng chỉ trích. Giống như mới tháng rồi Facebook thất bại trong việc thực thi chính sách mới cho WhatsApp - một sản phẩm app nhắn tin miễn phí khác của Facebook. Chỉ có thay đổi nhỏ về chính sách quyền riêng tư mà làn sóng tẩy chay lớn dẫn đến Facebook đã công bố dời kế hoạch lại 3 tháng. Cũng giống như Gorbachev thất bại trong việc truyền thông chính sách cải cách của những năm 1986 ở Liên Xô. Thực tế là các vấn đề này đều gai góc và phức tạp, đa chiều. Trong khi đa số mọi người hình thành kết luận chỉ trong một nốt nhạc. Ít ai ngồi đọc cả bài sớ gần 1000 chữ Facebook nói về lý do tại sao công ty này làm như vậy, có trích đoạn:

“Sản phẩm Tìm Kiếm Google gắn bó chặt chẽ với tin tức và các nhà xuất bản cũng không tự nguyện cung cấp nội dung của họ. Mặt Other, các nhà xuất bản sẵn sàng chọn đăng tin tức trên Facebook, vì nó cho phép họ bán được nhiều đăng ký hơn, tăng lượng người xem và tăng doanh thu quảng cáo.[...] Đối với Facebook, lợi nhuận kinh doanh từ tin tức là rất ít. Tin tức chiếm ít hơn 4% nội dung mọi người xem trong Bảng tin. [...] Thật không may, luật này không làm điều đó. Thay vào đó, nó sẽ trừng phạt Facebook vì nội dung mà chúng tôi không lấy hoặc yêu cầu.”

Hay cả bài sớ khác Facebook nói về thay đổi nhỏ trong chính sách quyền riêng tư của WhatsApp, có trích đoạn:

“Với những bản cập nhật này, không có điều gì thay đổi. Thay vào đó, bản cập nhật bao gồm các tùy chọn mới mà mọi người sẽ phải nhắn tin cho một doanh nghiệp trên WhatsApp và cung cấp thêm tính minh bạch về cách chúng tôi thu thập và sử dụng dữ liệu. [...] Bản cập nhật này không mở rộng khả năng chia sẻ dữ liệu của chúng tôi với Facebook. Chúng tôi muốn nói rõ rằng các điều khoản gần đây và bản cập nhật chính sách bảo mật không ảnh hưởng đến tin nhắn cá nhân. Các thay đổi liên quan đến các tính năng kinh doanh tùy chọn trên WhatsApp và cung cấp thêm tính minh bạch về cách chúng tôi thu thập và sử dụng dữ liệu.”

Không kể việc Facebook đúng hay sai thì việc công ty này liên tục đưa ra các bài sớ dài mô tả chi tiết chính sách và lý do thay đổi - những bài sớ ít ai chịu khó đọc - cho thấy Facebook có thể đang có rất nhiều quyền lực về chính trị nhưng kỹ năng chính trị thì chưa đủ. Sự thật không nằm trong câu chữ, thậm chí có thể cũng không tồn tại. Chỉ có các ý kiến hình thành trong một nốt nhạc dù phải đối diện vấn đề gai góc đến đâu. Các ý kiến này nằm gọn ghẽ trong đầu mỗi người, mang danh “sự thật”. 

Sự thật là không đủ. Dù bạn là người thông minh, tốt bụng, bạn có đang chủ động định hình những thành kiến của người khác về mình, hay để cho hình ảnh của mọi người về bạn méo mó, khác thực tế? Còn việc doanh nghiệp của bạn “làm ăn có tâm” có đang được nhìn nhận đúng mực từ khách hàng? Trách nhiệm hình thành những thành kiến này trong suy nghĩ người khác nằm ở chính bạn.